Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Hãy biết ơn những người khiển trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng định tuệ.
Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì họ khiến năng lực ta mạnh mẽ hơn.
Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta, vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.
Hãy biết ơn những người đánh đập ta, vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Hãy biết ơn những người lừa gạt ta, vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Hãy biết ơn những người làm hại ta, vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.
Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được kiên định thành tựu.
(Pháp sư Tịnh Không)

 

----------------------------------------

 

Tôi theo đạo Phật vì: đạo Phật không phải là một tôn giáo đặt con người và số phận của họ dưới sự điều khiển của thần linh, thượng đế, bởi không có một đấng thần linh, thượng đế nào có quyền năng cứu rỗi được con người. Mà đạo Phật là ánh sáng của tuệ giác, là một phương thức sống, lẽ sống, lối sống, triết lý sống cao đẹp, là nguồn sống vô tận, là con đường của giác ngộ và giải thoát.

Đức Phật, bậc Giác ngộ, bậc Thầy của tất cả cõi trời và người, bậc đại trí huệ, đại hùng, đại lực, bậc được sáu cõi Tôn kính, bậc chánh đẳng Chánh Giác....... Đức Phật không phải là đấng thần linh ban cho ta sự thay đổi hoàn cảnh hay tình trạng khốn đốn của mình. Đức Phật tuyên bố: "Như Lai chỉ là người chỉ đường, mỗi người phải tự đi đến, không ai đi thế cho ai được." Công trình khơi mở kho tàng tri kiến Phật là công trình của mỗi cá nhân. Con đường tự lực ấy được Đức Phật dạy như sau: "Này các Tỳ Kheo, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình, nương tựa với chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác."

 

------------------------------------------

 

- Con đường về với Phật không xa, xa hay gần là do chính tại tâm ta: do ta làm cho ta khổ đau hay làm cho ta an lạc, do ta làm cho ta ô nhiễm hay làm cho ta thanh tịnh, do ta đắm chìm trong biển sanh tử hay đưa ta tiêu dao tự tại trong cõi Giải Thoát, si mê hay tỉnh giác đều do nơi ta :

" Tây Phương gần đó, chớ cầu xa,
Một niệm Di Đà hãy thiết tha,
Giữ được suốt đời không niệm khác,
Hoa sen nước Phật đợi người qua."

 

------------------------------------------

-- Thiền Sư Thanh Đàm nói:
"công danh cái thế, màn sương sớm.
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài".
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai."
Tạm hiểu là công danh dù hơn đời cũng chỉ là hạt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ, mặt trời vừa ló dạng sương nọ tiêu tan ngay. Giàu có, rừng tiền, bạc biển, đến nổi người phải kinh sợ cũng chỉ là giấc mộng dài mà thôi. Bởi mọi vật trên thế gian vốn vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn lâu dài, người quán thông lý vô thường thì liền dừng, ấy là người tỉnh giác, người giác ngộ.

 

----------------------------

 

-- Cổ Đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!"
"Cõi đời mênh mông, đâu là điểm tận cùng
Đời tràn khổ đau nhưng không hề dừng lại
Khi nào mới đến bờ giải thoát ?
Tự tánh Phật Tịnh độ,
Sẵn có trong tâm bạn và tôi
Nương nguyện lực A Di Đà mà vào
Liền khế nhập.
Tâm-Phật-Chúng sanh, vốn không mảy may ngăn cách,
Chỉ vì chấp mê phân biệt,
Giác ngộ chỉ cần niệm A Di Đà."
(Đạo giải thoát)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét