CHÚ ĐẠI BI GIẢNG GIẢI (PHẦN 1)
--------------------------
Chào các vị đồng đồng đạo, hôm nay "Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ" xin được đăng tải phần CHÚ ĐẠI BI GIẢNG GIẢI của cố Hòa Thượng Tuyên Hóa. Hôm nay chúng ta sẽ học chín câu đầu trong Chú Đại Bi, những ngày sau tôi sẽ tiếp tục đăng tải những câu tiếp theo.
1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da
Khi quí vị trì niệm chú này, cũng có thể giúp tiêu trừ được những ách nạn cho quí vị. Lúc gặp tai chướng, quí vị hay thường trì niệm: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì tai chướng ấy liền được tiêu trừ. Tai nạn lớn sẽ biến thành tai nạn nhỏ, và nếu gặp tai nạn nhỏ thì cũng sẽ được tiêu sạch. Chú này được gọi là “Tiêu tai pháp”, là một trong năm bộ chú hộ ma.
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da cũng còn được gọi là “Tăng ích pháp”. Nghĩa là từ trước đến nay quí vị đã từng gieo trồng nhiều thiện căn, và vẫn thường trì tụng chú này, thì thiện căn của quí vị sẽ tăng trưởng thêm gấp nhiều lần, lợi lạc không kể xiết. Nên chú này được gọi là “Tăng ích pháp”.
Quí vị có thể niệm toàn bộ chú Đại Bi, hoặc chỉ cần niệm câu chú đầu tiên này thôi: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da là “Thành tựu pháp”, bất luận quí vị muốn điều gì, thì sở nguyện sở cầu của quí vị đều được thành tựu như ý muốn. Nếu quí vị không có con trai mà muốn cầu sinh con trai, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da sẽ sinh được con trai. Nhưng quí vị phải trì niệm với tâm trí thành, không phải chỉ niệm một hai ngày rồi thôi, mà phải niệm liên tục ít nhất là trong ba năm. Nếu quí vị không có được bạn tốt, mà muốn gặp được một người, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì liền gặp được ngay bạn lành. Nếu quí vị trì niệm được toàn thể bài chú Đại Bi thì quá tốt, nếu không chỉ cần niệm câu đầu tiên Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, cũng sẽ thành tựu những công đức không thể nghĩ bàn.
Câu chú này cũng còn được gọi là “Hàng phục pháp”. Năng lực của câu chú đó có thể hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo khi nó nghe đến câu chú này.
Tuy vậy, câu chú này không phải là “Câu triệu pháp”. Khi quí vị trì niệm một câu chú thuộc trong “Câu triệu pháp” thì tất cả các loại yêu ma quỷ quái khắp nơi đều đến trình diện và có thể bắt giữ, hoặc sai khiến được chúng.
Vậy nên, câu chú Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da này có công năng rất mạnh, không thể suy lường được. Nếu nói chi tiết, thì không thể nào cùng tận được.
Tóm lại, trong câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, thì Nam mô có nghĩa là “quy mạng kính đầu”. Hắc ra đát na là “bảo”. Đá ra dạ có nghĩa là “Tam”. Da nghĩa là “Lễ”.
Nghĩa toàn câu là: “Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời”. Chúng ta phải cúi đầu đảnh lễ thường trụ Tam bảo.
Vì sao gọi là vô tận vô biên? Vì chư Phật trong thời quá khứ là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời hiện tại là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời vị lai là vô cùng vô tận. Cho nên Tam bảo là vô biên vô tận.
2. Nam mô a rị da
Nam mô như đã giảng ở trên, nghĩa là “đem hết thân tâm, tánh mạng quy y và kính lễ, học tập chư Phật và chư Bồ – tát”.
A rị có nghĩa là “Thánh giả”. Có nghĩa là người xa lìa tất cả các ác pháp. Nên Nam mô A rị da có nghĩa là kính lễ các bậc Thánh giả, người đã xa lìa tất cả các pháp bất thiện.
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
Bà lô yết đế có nghĩa là “quán” trong danh hiệu Quán Thế Âm Bồ – tát. Cũng được dịch là “quang” từ danh hiệu Vairocana (Tỳ – lô - giá - na) nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu – hào quang chiếu khắp mọi nơi. Còn được dịch là: “Sở quán sát” nghĩa là cảnh giới được quán chiếu, được quán sát đến.
Thước bát ra da có nghĩa là “tự tại”.
Ý nghĩa toàn câu là quán chiếu quán sát một cách rộng khắp và tự tại. Đó chính là ý nghĩa của danh hiệu Bồ – tát Quán Tự Tại, Bồ – tát Quán Thế Âm. Có nghĩa là quan sát, lắng nghe âm thanh ở cõi thế gian để cứu độ một cách tự tại.
4. Bồ đề tát đỏa bà da
Mọi người đều biết Bồ đề xuất phát từ tiếng Phạn là Bodhi. Có nghĩa là Giác.
Tát đỏa có nghĩa là “độ” là vượt qua (bể khổ) cũng như đưa người khác vượt qua (bể khổ) đến bờ giải thoát.
Bồ Đề tát đỏa bà da có nghĩa là một vị Bồ – tát đã tự giác ngộ giải thoát và giúp cho mọi chúng sinh được giác ngộ giải thoát như mình.
Bà da có nghĩa là “đảnh lễ”.
Da có nghĩa là khấu đầu đảnh lễ. Cúi đầu đảnh lễ ai? Đảnh lễ các vị Bồ – tát đã tự giác ngộ giải thoát cho chính mình rồi, còn giúp cho người khác được giác ngộ giải thoát.
Câu thần chú này là muốn nhắc đến Bồ – tát Bất Không Quyến Sách áp đại binh. Nghĩa là khi quí vị tụng câu thần chú này thì Bồ – tát Bất Không Quyến Sách đem binh tướng của cõi trời đến để hộ trì cho quí vị.
5. Ma ha tát đỏa bà da
Ma – ha có 3 nghĩa: Đại: lớn; Đa: nhiều; và Thắng: hoàn hảo.
Ma – ha với nghĩa là Đại: tức chỉ cho người phát tâm bồ đề rộng lớn.
Ma – ha với nghĩa là Đa: tức chỉ cho số lượng. Có rất nhiều người phát tâm bồ đề.
Ma – ha với nghĩa là Thắng: tức nói đến những người đã phát tâm bồ đề rộng lớn đều đạt đến chỗ thành tựu viên mãn, được nhiều lợi lạc rất thù thắng.
Tát - đỏa nghĩa của chữ Tát - đỏa trong câu chú này không giống như nghĩa trong câu trên. Trong câu chú trên, Tát - đỏa có nghĩa là “độ” – vượt qua bờ bên kia. Có nghĩa là giải thoát. Còn trong câu chú này. Tát - đỏa có nghĩa là “Dõng mãnh giả” là người can đảm, không sợ hãi. Cũng có nghĩa là “Tinh tấn giả”, là người tu hành rất siêng năng.
Bà - Da Hán dịch là “Hướng tha đảnh lễ” nghĩa là: “Con xin đê đầu đảnh lễ các vị đại Bồ – tát, là những người rất dõng mãnh, rất tinh tấn, không bao giờ sợ hãi, và nguyện phát tâm bồ đề trước chư vị Bồ – tát này.”
Các vị đại Bồ – tát đã tự giác ngộ, giải thoát cho chính mình rồi còn phát nguyện giúp cho vô số chúng sanh khác được giác ngộ và giải thoát như mình.
6. Ma ha ca lô ni ca da
Ma – ha có 3 nghĩa: lớn, nhiều và thù thắng như trên đã giảng.
Ca – lô Hán dịch là “Bi”.
Ni – ca nghĩa là “Tâm”.
Hợp lại, Ma ha ca lô ni ca có nghĩa là “Tâm đại bi”.
Da có nghĩa là đảnh lễ, như đã giảng ở trên. Toàn câu chú Ma ha ca lô ni ca da có nghĩa là: “Cúi đầu đảnh lễ thần chú Đại bi tâm Đà - la – ni.”
7. Án
Án nghĩa là “Bổn mẫu”, là “Chú mẫu” mẹ của tất cả mọi thần chú; cũng chính là “Phật mẫu” mẹ của tất cả chư Phật.
Mẹ của chư Phật có nghĩa là mẹ của nguồn tâm trong mọi loài chúng sinh, vì nguồn tâm của chúng sinh vốn có sẵn mọi trí tuệ, thường xuất sinh các pháp lành, nên gọi là “Bổn mẫu”.
Thông qua năng lực của thần chú mà mười pháp muôn được hiển bày.
- Pháp môn thứ nhất là “Tự”: là đầu nguồn, làm xuất sinh mọi chủng tự.
- Thứ hai là “Cú”. Trong kinh văn hoặc trong thần chú, “Cú” có nghĩa là một câu.
- Thứ ba là “Quán”: là quán chiếu, quán sát, vận dụng năng lực quán chiếu mà hành trì.
- Thứ tư là “Trí”: là trí tuệ, dùng thanh gươm trí tuệ để cắt đứt tất cả phiền não. Trí tuệ tức là pháp môn lưu xuất từ Bát Nhã Ba La Mật, đó là trí tuệ viên mãn nhất. Còn “quán” là lưu xuất từ pháp môn Thiền định Ba La Mật.
- Thứ năm là “Hành”: nghĩa là tu tập, nương theo giáo pháp mà hành trì.
- Thứ sáu là “Nguyện”: nghĩa là cần phải phát nguyện, nương theo giáo pháp chân chính mà tu hành.
- Thứ bảy là “Giáo”: nghĩa là y cứ theo giáo pháp chân chính mà tu hành. Nếu quí vị không nương theo lời dạy của đức Phật mà tu hành, thì dù quí vị có tu hành đến nhiều kiếp như số cát sông Hằng đi nữa thì vẫn không có kết quả gì cả. Cũng như thể nấu cát mà mong thành cơm vậy.
Tuy nhiên, để có thể tu tập xứng hợp với giáo lý chân chính của đức Phật thì trước hết, quí vị phải thông hiểu về giáo pháp đó một cách tường tận.
- Thứ tám là “Lý”: nghĩa là đạo lý. Nếu quí vị có thể nhập được vào Phật pháp vi diệu thì mới có được sự hiểu biết thông đạt về giáo pháp ấy. Nếu quí vị không khế hội được diệu pháp này, thì quí vị chỉ là người tu tập trong sự mù quáng. Dù quí vị có tu hành bao lâu đi nữa, cũng không đạt được sự thành tựu.
- Thứ chín là “Nhân”: Trong đời này quí vị phải gieo trồng những nhân thù thắng, nhân tốt lành, nhân thanh tịnh, thì quá khứ quí vị sẽ gặt được quả thù thắng, quả vi diệu và quả thanh tịnh.
- Thứ mười là “Quả”: Quả tương ứng sẽ đạt được sau khi đã gieo trồng nhân. Đó là diệu quả, quả vị giác ngộ tối thượng.
Như vậy từ chữ án, xuất sinh ra mười pháp môn vi diệu. Nên khi quí vị trì niệm thần Chú Đại Bi, niệm đến chữ án thì tất cả các loài quỷ thần đều chắp tay vô cùng cung kính, không dám tỏ ra khinh suất hoặc lơ là khi nghe hành giả trì tụng thần Chú Đại Bi. Chữ án có một năng lực mạnh mẽ mà đến nỗi khiến cho các loài ác quỷ, ác thần đều phải cung kính chấp trì. Công năng của thần chú thật to lớn, thần lực thật không thể nghĩ bàn.
8. Tát bàn ra phạt duệ
Tát bàn ra, Hán dịch là “tự tại”. Nghĩa là khi quí vị trì tụng thần chú này, thì Tứ đại thiên vương đều đến làm Hộ pháp cho quí vị.
Phạt duệ, Hán dịch là Thế tôn, cũng dịch là Thánh tôn.
Nguyên câu chú này có nghĩa là Tự tại Thế tôn. Tự tại Thánh tôn, tức là Đức Phật tự tại, ý là xưng tán Phật bảo.
9. Số đát na đát tả
Chữ Số có hai âm là Shù và Shùo. Người ta thường niệm là “Shù”.
Số Đát Na có nghĩa là “pháp” (Dharma). Pháp gì? Pháp này còn gọi là “Diệu thắng pháp”. Cũng gọi là “Cao thượng thắng sinh”. Có nghĩa là không có gì vượt trội hơn pháp này nữa. Thắng sinh có nghĩa là từ pháp này xuất sinh ra năng lực rất thù thắng.
Còn một cách dịch khác của chữ Số là “Diệu sinh” hoặc “Thắng thân”. Diệu sinh tức là vượt lên trên mọi sự vi diệu. Thắng thân nghĩa là thể của pháp ấy rất thù thắng.
Còn có một cách dịch khác nữa của chữ Số, là “Tối thượng thừa địa”. Nghĩa là cảnh giới của hành giả sẽ trải qua sau khi chứng được Thập địa của hàng Bồ – tát.
Đát Na là biểu tượng của Pháp bảo.
Đát Tả là biểu tượng cho Tăng bảo.
Cho nên toàn thể câu chú án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả là biểu tượng cho Tam bảo. Có nghĩa là chúng ta phải nên ngưỡng nguyện đến sự gia hộ của Tam bảo. Nên khi trì niệm đến câu thần chú này, có nghĩa là thỉnh cầu, ngưỡng nguyện đến lực gia trì của Tam bảo.
Đát tả còn có nghĩa là dùng giáo pháp để răn dạy các loài quỷ thần và dùng thần chú để triệu tập quỷ thần đến mà dạy bảo chúng theo tinh thần chánh pháp.
--------------------------
CHÚ ĐẠI BI
(Phần kinh văn)
1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tả
10. Nam mô tất kiến lật đỏa y mông a lị da
11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà
12. Nam mô na ra cẩn trì
13. Hê rị ma ha bàn đà sa mế
14. Tát bà a tha đậu du bằng
15. A thệ dựng
16. Tát bà tát đá, na ma bà tát đa (*) na ma bà già
17. Ma phạt thị đậu
18. Đát điệt tha, án
19. A bà lô hê
20. Lô ca đế
21. Ca ra đế
22. Di hê rị
23. Ma ha bồ đế tát đỏa
24. Tát bà tát bà
25. Ma ra ma ra
26. Ha hê ma hê, rị đà dựng
27. Cu lô cu lô yết mông
28. Độ lô độ lô phạt già ra đế
29. Ma ha phạt già ra đế
30. Đà la đà la
31. Địa lỵ ni
32. Thất phật ra da
33. Giá ra giá ra
34. Ma ma phạt ma ma
35. Mục đế lệ
36. Y hê di hê
37. Thất na thất na
38. A ra sam phật ra xá lợi
39. Phạt sa phạt sam
40. Phật ra xá da
41. Hô lô hô lô ma ra
42. Hô lô hô lô hê rị
43. Ta ra ta ra
44. Tất lỵ tất lỵ
45. Tô rô tô rô
46. Bồ đề dạ - bồ đề dạ
47. Bồ đà dạ - bồ đà dạ
48. Di đế rị dạ
49. Na ra cẩn tri
50. Địa lỵ sắt ni na
51. Ba dạ ma na
52. Ta bà ha
53. Tất đà da
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà dạ
56. Ta bà ha
57. Tất đà du nghệ
58. Thất bàn ra dạ
59. Ta bà ha
60. Na ra cẩn trì
61. Ta bà ha
62. Ma ra na ra
63. Ta bà ha
64. Tất ra tăng a mục khư da
65. Ta bà ha
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
67. Ta bà ha
68. Giả cát ra a tất đà dạ
69. Ta bà ha
70. Ba đà ma yết tất đà dạ
71. Ta bà ha
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra da
73. Ta bà ha
74. Ma bà lợi thắng yết ra dạ
75. Ta bà ha
76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77. Nam mô a lị da
78. Bà lô kiết đế
79. Thước bàn ra dạ
80. Ta bà ha
81. Án tất điện đô
82. Mạn đà ra
83. Bạt đà dạ
84. Ta bà ha
(*) Các bản hiện đang lưu hành, được trì tụng rộng rãi ở Việt Nam thiếu năm chữ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét