Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Chúa jesus sang Ấn Độ học thiền, quy y Phật và nguồn gốc đạo thiên chúa.

Theo như những đoạn Kinh trên, Đức Phật đã cho chúng ta biết người tu thiền cần phải vượt qua những món ma chướng rất là nặng nề để tiến đến thành quả giải thoát sau cùng. Vì những loại ma từ các “ấm” ấy, chúng có đủ năm phép thần thông và sức mạnh cho nên chướng ngại của chúng cũng không là nhỏ cho người tu thiền, vì thế mà Đức Phật đã căn dặn các vị “đại đệ tử” của mình phải truyền dạy “lời ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng sanh đời sau, bảo hộ người tu hành, chớ để cho chúng ma làm hại. Trên đường tu hành họ được thẳng vào chỗ tri kiến của Phật chẳng gặp các đường tẽ” để người tu thiền tránh được những món ma ấm quấy nhiễu ấy và có thể đạt đến được đạo Bồ Đề.

Nhưng khi chúng ta để ý xa hơn một chút về những tôn giáo khác, thì chúng ta còn phát hiện được nhiều điều lý thú hơn nữa và mới thấy điều cảnh giác của Đức Phật quả là một chân lý có một không hai: Nếu ta truy về nguồn gốc đạo của một giáo chủ nào đó thì những giáo chủ ấy cũng phải có thời gian suy nghiệm, tĩnh tâm hay thiền định, tức là họ phải trải qua “một thời gian nhất định” nào đó để “hành thiền” dù trong hình thức thiền đơn giản hay “hành thiền chính thức”. Để rồi sau đó họ bắt đầu đi truyền bá giáo lý của mình cho người khác để từ đó có đệ tử và tín đồ. Chính vì vậy mà ta có thể kiểm chứng những điều được Đức Phật đã cảnh giác trong Kinh Lăng Nghiêm này.

Có lẽ Quý độc giả tưởng rằng chúng tôi nói ngoa mà thôi! Nhưng mà quả thật là như vậy!

Theo như Đức Phật giảng dạy thì người tu thiền nào khi dụng tâm để phá trừ các ấm thì có thể cũng gặp nhiều món ma do các ấm ấy hiện ra để quấy rối người tu. Nhưng chung quy cũng làm cho người tu “cảm thấy” mình đã đặng thiền, đạt đạo, thành Phật, thành Thánh, có khả năng nói pháp để rồi từ đó tưởng mình là người đại diện cho một Đấng Tối Cao vô hình nào đó hoặc là sứ giả, hay là một trong những vị Cao Thượng để rồi tự thấy mình cao cả, được gởi đến thế gian, và đang hành một việc để cứu rỗi và “vớt” được chúng sinh trong cõi đời ô trược, lầm than đau khổ của cõi cát bụi này. Nhưng thật ra đó không phải “hành động” của một Bậc Giác Ngộ mà chỉ là của một hành giả đã bị “ma ấm” khống chế. Vì sao? Vì “cái Ngã” của họ đã nổi lên rồi! “Cái Ngã” ngã mạn xuất hiện trên thế gian để bắt đầu cho một tôn giáo khác thành hình. Tôn giáo ấy khởi đầu cho “chiến tranh” để tuyên xưng bá chủ, lấy máu của chúng sinh khác xây nền móng cho giáo hội của mình. Tôn giáo của ta phải thống lỉnh hay thống trị mọi người, mọi tôn giáo khác. Đưa tín đồ vào trong những hành xử: Sát, Đạo, Dâm, Vọng; hoặc phân biệt: Ta, Người, Chúng sinh và Thọ Mạng. Những hành động đó chỉ có trong các tôn giáo không phải là Đạo Giác Ngộ thì tôn giáo ấy chắc chắn không là của những chư Phật trong Quá khứ, Hiện tại hoặc ở Vị lai, mà tôn giáo ấy đã được “các ma ấm” hướng dẫn đi trở về con đường “luân hồi” tự lâu rồi vì người giáo chủ ấy “đã là tôi tớ của ma”!

Chúng ta đọc các đoạn sau trong Kinh Kim Cang thì có thể hiểu rõ hơn:



“Khi ấy, Ông Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu có người phát tâm Bồ Đề, thì làm sao hàng phục vọng tâm và làm sao an trụ chơn tâm?”

Phật dạy: “Tu Bồ Đề! Nếu có người phát tâm Bồ Đề, thì phải dụng tâm như vầy: Ta hóa độ tất cả chúng sanh, nhưng không thấy có mình độ và chúng sanh được độ. Tại sao vậy? Nếu Bồ Tát còn thấy mình độ và chúng sanh được độ, thì Bồ Tát còn tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ giả, tức nhiên không phải là Bồ Tát. Tu Bồ Đề! Thật không có một pháp gì gọi là phát tâm bồ Đề” (PHPT Khóa XII, Kinh Kim Cang, trang 134-135); hay:



“Phật dạy: “Tu Bồ Đề! Ông chớ lầm tưởng: Như Lai nghĩ rằng: “Ta độ chúng sanh”. Tại sao Vậy? Nếu Như Lai có nghĩ: “Ta độ chúng sanh”, thì Như lai còn chấp bốn tướng Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả, tức nhiên không phải Như Lai. Bởi thế nên, Như Lai thật không có độ chúng sanh nào cả”. (PHPT khóa XII, Kinh Kim Cang, trang 168)



Theo như trên chúng ta thấy, Bồ Tát mà : “còn thấy mình độ và chúng sanh được độ, thì Bồ Tát còn tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ giả, tức nhiên không phải là Bồ Tát”; và ngay cả Phật cũng không nghĩ là “Ta độ chúng sanh” vì : Nếu Như Lai có nghĩ: “Ta độ chúng sanh”, thì Như lai còn chấp bốn tướng Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả, tức nhiên không phải Như Lai”. Tức là hàng Bồ Tát và chư Phật đã không còn vọng tâm và tâm phân biệt giữa các chúng sinh khác với chính mình và trong thời gian vô hạn định, tức là “Cái Ngã” của chư Bồ Tát và Phật không còn nữa mà “Cái Ngã” ấy đã hòa nhập cùng các “Cái Ngã” của chúng sinh khác thành một thể tức là đã “Vô Ngã” trong cõi “Bất Nhị” (chỉ có một mà không có cái thứ hai) tức là tên khác của Niết Bàn, Chơn Tâm, Như Lai Tạng, Yêm ma La Thức, Viên Giác, Đại Viên Cảnh Trí, cõi Phật vậy!

Do đó, tính chất “Vô Ngã” trong đạo Phật rất là quan trọng! Ngay trong lúc hành thiền để dụng tâm “phá trừ các ấm”, các ấm ma hiện ra để quấy nhiễu người tu, mà người tu cảm thấy “Ta” (cái Ngã) đã được chứng đạo, Ta đã đạt được thánh Quả, Ta có khả năng nói pháp, Ta được ơn trên giao phó nhiệm vụ giáo hóa, Ta là đại diện Đấng Tạo Hóa, Ta là sứ giả của Đấng Tối Cao để rồi lập thành một tôn giáo càng ngày càng xa rời “Chánh pháp” hoặc đi hẳn vào con đường: Sát, Đạo, Dâm, Vọng; đưa tín đồ vào vòng của “Vọng tưởng, Tâm phân biệt” (Vô Minh), quay trở lại “Vòng Luân Hồi” trong sáu cõi và không bao giờ thoát ra khỏi tam giới được! Đó là do ý muốn của hàng “Ma ấm” mà người tu đã không sáng suốt, cảnh giác phải lâm vào để “làm tôi tớ của ma”, bị ma sai khiến! Do vậy, người hành thiền cần để tâm đến “Sự Vô Ngã” trong đạo Phật, hay nói khác đi: Khi thấy cái “Ta” khởi lên trong sự chứng được thiền, thì cẩn thận và nhớ đến “Sự Vô Ngã” để giữ mình lại trong trạng thái “an bình” mà tiến đến giai đoạn sau cùng và đạt được Đạo.

Để từ đó ta có thể chiêm nghiệm lại lời của Đức Phật đã giảng giải như sau:



“Này A Nan, tất cả chúng sanh cùng với người mười phương chư Phật, đồng một bản thể chơn tâm thanh tịnh không hai. Bởi các ông bị vô minh vọng tưởng, nên sanh ra mười phương hư không và thế giới nhiều như vi trần, nhưng mười phương hư không và hằng sa thế giới đó đều sanh ở trong chơn tâm của các ông, chẳng khác nào một điểm mây nhỏ sanh trong trời xanh. Nếu người ngộ được chơn tâm rồi thì mười phương hư không và thế giới đều tiêu hết”. (PHPT khóa VI- VII, Kinh Lăng Nghiêm, trang 269)



Ấy là “Nhất thiết do Tâm tạo” vậy! Và đó cũng là: Vì sao trong Đạo Phật không có thần linh nào “Sáng Tạo” cả!

Chúa jesus sang Ấn Độ học thiền, quy y Phật và nguồn gốc đạo thiên chúa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét